"Chia sẻ niềm hạnh phúc cùng những công trình của bạn."
Hỗ trợ
Tổng đài 024-32666888
Phản ánh góp ý khiếu nại dv
Hotline: 0813556699
HOANG DINH DIEN
nguyễn Thị thúy Ngà
Cao Ngọc Phong

Làm chủ công nghệ đèn sạc nano: Chưa thể tin được

Ngày đăng: 15:39:15Ngày cập nhật: 11/07/2016

Việc Phòng thí nghiệm LNT công bố đã làm chủ công nghệ sản xuất đèn LED ánh sáng trắng và chuyển giao công nghệ sản xuất đèn sạc nano, phần lớn, giới khoa học đều không tin…

Phòng thí nghiệm công nghệ Nano - The Laboratory for Nano Technology (LNT) thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM và Công ty Cổ phần Mặt Trời Đỏ đã hoàn tất việc chuyển giao công nghệ sản xuất đèn LED ánh sáng trắng.

Vào đầu tháng 1/2009 sắp tới, công ty sẽ tổ chức họp báo, công bố việc tiến hành sản xuất đại trà đèn LED ánh sáng trắng ra thị trường cả nước. Đây là loại đèn sạc trên cơ sở công nghệ bán dẫn phát sáng sử dụng trong lĩnh vực chiếu sáng dân dụng.

Ông Huỳnh Đoàn Trọng, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Mặt Trời Đỏ cho biết như trên.  

Sản phẩm Việt Nam, công nghệ Việt Nam... Việt Nam đã làm chủ công nghệ LED? 

 

TIN LIÊN QUAN

Ông Trọng cũng cho biết thêm, hiện phía Công ty Mặt Trời Đỏ đang tiến hành đầu tư máy móc và cải tiến một số chi tiết của đèn LED. Trong đó, chủ yếu là thay đổi về khuôn mẫu, đồng thời tạo thêm một số mẫu mã mới đảm bảo phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.

 

Ông Trọng quả quyết, các sản phẩm đèn LED ánh sáng trắng do công ty sản xuất thuộc loại đèn cao cấp. Cụ thể, về kiểu dáng và mẫu mã sẽ đẹp hơn đèn LED của Nhật Bản, còn tuổi thọ chắc chắn tốt hơn đèn LED do…Trung Quốc sản xuất!

Về giá cả, Công ty Mặt Trời Đỏ chưa tiết lộ, nhưng ông Trọng cam đoan: “Sản phẩm đèn sạc nano sẽ có giá tương đối mềm, và ở mức người tiêu dùng có thể chấp nhận được”.

Về công nghệ sản xuất đèn LED ánh sáng trắng, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Mặt Trời Đỏ Huỳnh Đoàn Trọng cũng khẳng định: ”LNT đã chuyển giao công nghệ sản xuất đèn LED cho chúng tôi, vì vậy đèn LED mà chúng tôi sẽ sản xuất đảm bảo 100% là đèn của Việt Nam, được sản xuất theo công nghệ Việt Nam, do LNT chuyển giao công nghệ và bán với giá cũng rất… Việt Nam!”.

Dựa theo những gì ông Trọng cho biết, đây quả thực là một tin vui lớn cho ngành công nghiệp quang dẫn và sản xuất vi mạch còn rất non trẻ của Việt Nam.

Thế nhưng, không phải ai cũng tin LNT đã làm chủ công nghệ sản xuất đèn LED ánh sáng trắng và chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp để chế tạo thành sản phẩm bán ra thị trường.

Phần lớn các nhà khoa học được hỏi ý kiến đều tỏ ý không tin…

Tôi tin... cũng như tin Việt Nam đã chế tạo được ô tô!

Xem thêm: Đèn trang trí hiện đại

 

 

Một góc phòng thí nghiệm nano(Ảnh: M. Loan)

 

 

“Không chỉ riêng LNT mà với điều kiện như hiện nay của Việt Nam thì chúng ta chưa thể sản xuất được đi-ốt phát quang (LED). Tôi cũng không hiểu tại sao LNT lại có thể công bố làm chủ công nghệ sản xuất LED. Tôi không dám nói là đèn sạc do LNT sản xuất là giả mạo nhưng tôi dám khẳng định chắc chắn, hiện chúng ta chưa đủ khả năng cũng như cơ sở hạ tầng để sản xuất LED”,

PGS.TS Nguyễn Tắc Ánh, nguyên Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ thông tin TP.HCM, một chuyên gia trong lĩnh vực này nói với phóng viênVietNamNet.

Trong khi đó, Giám đốc điều hành Công ty Napotech, ông Từ Trung Chấn cũng cho rằng LNT mới chỉ kết hợp với Singgapore sản xuất đèn LED chứ bản thân LNT chưa thể tự mình làm chủ công nghệ sản xuất đèn LED như đã công bố.

Ông Từ Trung Chấn là một chuyên viên trong lĩnh vực LED, từng làm việc tại Mỹ và cũng là một nhà doanh nghiệp. Từ năm 2004, ông Chấn đã về Việt Nam với mong muốn lập một nhà máy sản xuất đèn LED nhưng đến nay vẫn chưa thành công do nhiều lý do khác nhau.

 

 

 Phòng thí nghiệm công nghệ nano thuộc ĐHQG TP.HCM cótổng kinh phí đầu tư 112,169 tỷ đồng từ nguồn vốn vay Ngân hàng Thế giới (World Bank) và từ vốn xây dựng cơ bản. Trong đó, số kinh phí đã đầu tư là 81,169 tỷ đồng. (Nguồn: Báo cáo thường niên 2008 - ĐH Quốc gia TP.HCM)

 

Ông Chấn cho rằng, việc LNT giao lưu trao đổi và hợp tác với các phòng thí nghiệm khác trong khu vực như Singgapore, Đài Loan, Hàn Quốc và trên thế giới như Pháp, Hà Lan và Mỹ đã giúp cho LNT nhanh chóng nắm bắt được các bí quyết công nghệ chính. Vì thế việc LNT gửi các chuyên gia sang nước ngoài làm đèn LED tại đó và mang về là có thể chứ nghiên cứu công nghệ và chế tạo được LED tại LNT thì không, bởi LNT không có thiết bị để nghiên cứu và chế tạo LED.

 

 

 

Theo ông Từ Trung Chấn, để chế tạo đèn LED phải trải qua 4 công đoạn chính. Đầu tiên là khâu chế tạo vật liệu mà cụ thể là làm tấm wafer, tiếp đến là chế tạo chíp, sau khi hoàn thành chíp sẽ tiến hành đóng gói và gắn chíp vào đèn thành phẩm. Trong 4 công đoạn trên thì việc làm ra tấm wafer là quan trọng nhất. Nhưng để làm ra được tấm wafer thì phải có thiết bị chế tạo ra LED wafer, một thiết bị công nghệ cao có tên là máy MOCVD có giá tới vài triệu USD một máy. Đáng tiếc là, LNT không có thiết bị này.

Trùng hợp với ý kiến của ông Từ Trung Chấn, TS Nguyễn Chánh Khê, Khu công nghệ cao TP.HCM cũng tiết lộ: Để chế tạo được đèn LED thì phải có thiết bị MOCVD. Tuy nhiên, hiện nay một số công ty sản xuất và bán máy MOCVD như Veeco, Aixtron, Nihon Sanso thường có những chương trình cho khách hàng thuê sử dụng thử máy bằng công thức tiêu chuẩn nhất của họ trong quy trình LED trắng cho ra cường độ sáng khoảng 30-35 lumens/watt. Còn quy trình tối ưu hóa để đạt được cường độ phát sáng trên 100 lumens/watt phải là bí quyết riêng của từng khách hàng nhưng quy trình này mất rất nhiều thời gian và tốn nhiều hóa chất đắt tiền. Do vậy, vấn đề “set up” thiết bị để chế tạo theo ý tưởng của mình không hề đơn giản.

Từ Hà Nội, PGS. TS Nguyễn Quang Liêm, Khoa Vật lý Kỹ thuật Công nghệ nano thuộc  Đại học công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội, trong một e-mail trả lời phóng viên VietNamNet khi được hỏi về vấn đề trên, đã viết rằng, qua thông tin trên báo chí, ông tin những gì mà LNT đã công bố.

Thế nhưng, ông cũng chua thêm: ”Việc PTN chế tạo thiết bị chiếu sáng như báo chí đã đưa tin, với từng phần, từng bộ phận có thể mua, có thể làm lấy... thì tôi tin, cũng giống như tin Việt Nam đang sản xuất rất nhiều ôtô nhưng... của các hãng nước ngoài với một phần nội địa hoá!”.  

 

 

TS Nguyễn Quân, Thứ trưởng Bộ KH&CN: Nếu cần thiết, sẽ lập hội đồng thẩm định! 

"Trường hợp một cơ quan hoặc một phòng thí nghiệm nào công bố đã nghiên cứu thành công một công nghệ mới, nếu cần, Bộ KHCN sẽ có những hội đồng thẩm định về kết quả nghiên cứu đó. Thông qua những hội đồng thẩm định, người ta sẽ biết chính xác đơn vị nghiên cứu đó đã đóng góp bao nhiêu % trong toàn bộ kết quả nghiên cứu hoặc đóng góp công đoạn nào trong kết quả nghiên cứu đó. Khi có yêu cầu từ xã hội hoặc yêu cầu của một cơ quan, tổ chức nào đó thì Bộ KHCN sẽ lập hội đồng thẩm định để đánh giá kết quả nghiên cứu đã công bố. Tuy nhiên, nếu có nhiều luồng ý kiến khác nhau xung quanh một công bố cụ thể nào đó ví dụ như LNT, chúng tôi sẽ tiến hành giao cho các đơn vị có chức năng thẩm định và kiểm tra lại xem là thực sự công nghệ đó được tạo ra bởi LNT hay thuần túy chỉ là lắp ráp hoặc sử dụng công nghệ".

 

 

  • Khánh Yên